Một lựa chọn tuyệt vời cho giải pháp Wifi gia đình.
Ngày 8/8 vừa qua, Xiaomi đã chính thức bán ra Xiaomi Mi 3C (còn có mã là N300), đây là sản phẩm Router Wifi được đánh giá là "ngon bổ rẻ". Nhưng router này có tới 4 râu (ăng-ten) giúp khả năng phủ sóng của nó rộng hơn nhiều các bộ phát giá rẻ thông thường.
Trước đó, thương hiệu này cũng từng bán ra một sản phẩm tương tự là router Xiaomi Mi 3 (AC1200) với giá chỉ khoảng 600 ngàn đồng. Điều đó đồng nghĩa với việc Mi 3C N300 là bản rút gọn của Mi 3 AC1200. Giá rẻ hơn một chút, liệu phiên bản mới này có gì thua kém, và tại sao tôi lại đánh giá nó là một lựa chọn tuyệt vời cho giải pháp Wifi tại các hộ gia đình thông thường.
Về thiết kế, Router Mi 3C vẫn mang dáng dấp thanh mảnh sang trọng của Mi 3 nhưng kích thước nhỏ hơn 1 chút. Cách đóng hộp và phụ kiện theo kèm của 2 sản phẩm cũng không có quá nhiều khác biệt, đều chỉ kèm theo một bộ nguồn adapter và sách hướng dẫn sử dụng.
Khác biệt lớn nhất đến từ chuẩn Wifi hỗ trợ của 2 sản phẩm kể trên. Trong khi Mi hỗ trợ chuẩn Wifi AC với tốc độ lên tới 1200Mbps thì, Mi 3C sẽ chỉ hỗ trợ tới chuẩn N, tốc độ tối đa 300Mbps. Thông số nói trên cũng lý giải cho mã sản phẩm của 2 router.
Trong khi Router Mi 3 hỗ trợ cả 2 băng tần 2,4GHz và 5GHz thì Mi 3C chỉ có duy nhất băng tần 2,4GHz. Điều này đặt ra một số hạn chế, khi ở khu vực có nhiều Wifi sử dụng cùng băng tần, khả năng kết nối sẽ bị ảnh hưởng phần nào.
Quan trọng hơn cả, router Xiaomi Mi 3C vẫn sở hữu 4 ăng ten phát sóng. Điều này đảm bảo được phạm vi phát sóng của nó so với Mi 3. Về số thiết bị tối đa hỗ trợ kết nối, Mi 3 AC1200 có thể hỗ trợ tới 126 thiết bị cùng lúc, khả năng này trên Mi 3C N300 bị giới hạn đi nhiều phần, chỉ đủ hỗ trợ một số lượng nhất định các thiết bị trong gia đình mà thôi.
Cả 2 router của Xiaomi đều chỉ có 2-port chia mạng dây tới các máy tính. Tuy nhiên, Xiaomi Mi 3 AC1200 còn xuất hiện thêm một cổng USB, đây là 1 điểm thiếu vắng trên Mi 3C N300.
Về hiệu năng sử dụng thông thường, có thể nói Mi 3C đáp ứng tốt nhu cầu của đại đa số người dùng. Với tốc độ Internet tại Việt Nam, các gói cước dành cho gia đình chỉ có tốc độ từ 20 - 35 Mbps, bởi vậy chuẩn kết nối AC có phần hơi thừa thãi.
Sử dụng một thiết bị hỗ trợ tối đa chuẩn N, tốc độ 300Mbps là hợp lý hơn nhiều. Đặc biệt là khi giá thành của sản phẩm đó rẻ, và phạm vi phát sóng không hề thua kém.
Nhưng trong một số trường hợp đặc thù, người dùng có nhu cầu gửi dữ liệu lớn qua Wifi, ví dụ như xem phim 4K có bitrate cao, hay đồng bộ các dữ liệu lớn giữa các thiết bị khác nhau, một bộ phát Wifi hỗ trợ chuẩn AC như Router Mi 3 là rất đáng để lựa chọn.
Sau tất cả, có thể nói Mi 3C N300 xứng đáng là một trong những bộ phát Wifi gia đình đáng mua nhất trong tầm giá. Ưu điểm của nó là phạm vi hoạt động lớn, giá rẻ và không thể thiếu được yếu tố thẩm mỹ trong thiết kế.
Ngày 8/8 vừa qua, Xiaomi đã chính thức bán ra Xiaomi Mi 3C (còn có mã là N300), đây là sản phẩm Router Wifi được đánh giá là "ngon bổ rẻ". Nhưng router này có tới 4 râu (ăng-ten) giúp khả năng phủ sóng của nó rộng hơn nhiều các bộ phát giá rẻ thông thường.
Trước đó, thương hiệu này cũng từng bán ra một sản phẩm tương tự là router Xiaomi Mi 3 (AC1200) với giá chỉ khoảng 600 ngàn đồng. Điều đó đồng nghĩa với việc Mi 3C N300 là bản rút gọn của Mi 3 AC1200. Giá rẻ hơn một chút, liệu phiên bản mới này có gì thua kém, và tại sao tôi lại đánh giá nó là một lựa chọn tuyệt vời cho giải pháp Wifi tại các hộ gia đình thông thường.
Về thiết kế, Router Mi 3C vẫn mang dáng dấp thanh mảnh sang trọng của Mi 3 nhưng kích thước nhỏ hơn 1 chút. Cách đóng hộp và phụ kiện theo kèm của 2 sản phẩm cũng không có quá nhiều khác biệt, đều chỉ kèm theo một bộ nguồn adapter và sách hướng dẫn sử dụng.
Khác biệt lớn nhất đến từ chuẩn Wifi hỗ trợ của 2 sản phẩm kể trên. Trong khi Mi hỗ trợ chuẩn Wifi AC với tốc độ lên tới 1200Mbps thì, Mi 3C sẽ chỉ hỗ trợ tới chuẩn N, tốc độ tối đa 300Mbps. Thông số nói trên cũng lý giải cho mã sản phẩm của 2 router.
Trong khi Router Mi 3 hỗ trợ cả 2 băng tần 2,4GHz và 5GHz thì Mi 3C chỉ có duy nhất băng tần 2,4GHz. Điều này đặt ra một số hạn chế, khi ở khu vực có nhiều Wifi sử dụng cùng băng tần, khả năng kết nối sẽ bị ảnh hưởng phần nào.
Quan trọng hơn cả, router Xiaomi Mi 3C vẫn sở hữu 4 ăng ten phát sóng. Điều này đảm bảo được phạm vi phát sóng của nó so với Mi 3. Về số thiết bị tối đa hỗ trợ kết nối, Mi 3 AC1200 có thể hỗ trợ tới 126 thiết bị cùng lúc, khả năng này trên Mi 3C N300 bị giới hạn đi nhiều phần, chỉ đủ hỗ trợ một số lượng nhất định các thiết bị trong gia đình mà thôi.
Cả 2 router của Xiaomi đều chỉ có 2-port chia mạng dây tới các máy tính. Tuy nhiên, Xiaomi Mi 3 AC1200 còn xuất hiện thêm một cổng USB, đây là 1 điểm thiếu vắng trên Mi 3C N300.
Về hiệu năng sử dụng thông thường, có thể nói Mi 3C đáp ứng tốt nhu cầu của đại đa số người dùng. Với tốc độ Internet tại Việt Nam, các gói cước dành cho gia đình chỉ có tốc độ từ 20 - 35 Mbps, bởi vậy chuẩn kết nối AC có phần hơi thừa thãi.
Sử dụng một thiết bị hỗ trợ tối đa chuẩn N, tốc độ 300Mbps là hợp lý hơn nhiều. Đặc biệt là khi giá thành của sản phẩm đó rẻ, và phạm vi phát sóng không hề thua kém.
Nhưng trong một số trường hợp đặc thù, người dùng có nhu cầu gửi dữ liệu lớn qua Wifi, ví dụ như xem phim 4K có bitrate cao, hay đồng bộ các dữ liệu lớn giữa các thiết bị khác nhau, một bộ phát Wifi hỗ trợ chuẩn AC như Router Mi 3 là rất đáng để lựa chọn.
Sau tất cả, có thể nói Mi 3C N300 xứng đáng là một trong những bộ phát Wifi gia đình đáng mua nhất trong tầm giá. Ưu điểm của nó là phạm vi hoạt động lớn, giá rẻ và không thể thiếu được yếu tố thẩm mỹ trong thiết kế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét